top of page
Tìm kiếm

Chìa khóa thành công cho chuyên viên môi giới bất động sản

  • tuyendungtuan123ne
  • 4 thg 8, 2022
  • 6 phút đọc

Đã cập nhật: 10 thg 8, 2022

Bất động sản là mảnh đất màu mỡ dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu và đứng vững được trên con đường này. Thì rõ ràng, bạn cần nhiều hơn là những sự may mắn.


Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp cho bạn những Chìa khóa thành công cho chuyên viên môi giới bất động sản theo cách nói của những người hành nghề môi giới bất động sản độc lập, lâu năm tại các nước phát triển. Như một qui tắc bắt buộc của người hành nghề phải làm nếu muốn thành công.


Nhiều quan điểm cho rằng, môi giới BDS là con đường kiếm tiền đơn giản nhất. Tại đây, đầu vào của các doanh nghiệp tương đối đơn giản. Bạn chẳng cần gì ngoài một chút khả năng “chém gió”. Nhưng, hãy đừng quên là tỉ lệ “đầu ra” của nó cũng tỉ lệ thuận với tỉ lệ ” đầu vào”. Mức độ đào thải cực cao đã khiến không ít “chuyên viên” đã phải bỏ cuộc sau khoảng 1 2 tháng tìm đến với nghề.


1/ Chìa khóa 1: Phân khúc thị trường


Mỗi một phân khúc sản phẩm phù hợp thì sẽ gắn liền đến thương hiệu cá nhân của mỗi nhân viên môi giới và quan trọng hơn là phân khúc đó phải có cơ hội để phát triển và kiếm được tiền.


Một chuyên viên môi giới mà sản phẩm nào anh cũng “mó” tay vào chẳng hạn như: đất nền dự án, căn hộ cao cấp , nhà phố, biệt thự, cho thuê mặt bằng, cho thuê căn hộ, mua bán căn hộ giá rẻ, nhà hàng, khách sạn… thì bảo đảm sớm muộn gì anh cũng sẽ không thành công. Đây là làm ăn theo kiểu nghiệp dư may nhờ rủi chịu khó mà thành công được.



Lựa chọn cho một phân khúc sản phẩm đúng = 50% thành công. Trước khi đưa ra lựa chọn một phân khúc phù hợp, bạn hãy tĩnh tâm ngồi lại để trả lời các câu hỏi sau đây trước khi quyết định:


+ Sản phẩm đó có phù hợp với khả năng chuyên môn?

+ Mãi lực của phân khúc đó ra sao?

+ Đang sôi động hay trầm lắng?

+ Số lượng sản phẩm đó được giao dịch trên thị trường ba tháng gần nhất?

+ Bao nhiêu người hành nghề này cùng phân khúc?

+ Thu nhập hằng tháng có thể mang lại gì?

+ Văn hóa dịch vụ của phân khúc sản phẩm này là gì?

+ Nguồn cung cấp thông tin…..

Để khi lựa chọn được một phân khúc sản phẩm phù hợp. Điều quan trọng nhất là phải hiểu được khả năng chuyên môn của mình trước. Những thế mạnh, các mối quan hệ, hiểu biết về sản phẩm… Bởi vậy ông bà ta có câu, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.


2/ Chìa khóa 2: Phân khúc khách hàng


Đối tượng khách hàng sẽ là mấu chốt của một chuyên viên môi giới thành công. Giống như một chàng trai mà kjo gặp ai cũng nói lời tỏ tình yêu thương được thì thật sự chàng trai đó sẽ không bao giờ có được một tình yêu như mong muốn. Người hành nghề môi giới BĐS cũng thế! Phải có một phân khúc khách hàng riêng và phải trung thành với phân khúc khách hàng đó thì việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn.


Một phân khúc sản phẩm phù hợp – phải có một phân khúc khách hàng phù hợp

.

Một cơ sở dữ liệu tiềm năng phải hiểu là một danh sách khách hàng sẽ không phải đi mua mà phải được xây dựng qua thời gian đã được sàng lọc, phân loại, đánh giá… Nếu bạn đang quan tâm đến đối tượng là sinh viên thì đương nhiên sản phẩm của anh phải phù hợp với sinh viên.




Nếu bạn đang quan tâm đến các đại gia thì đương nhiên bạn sẽ có những sản phẩm như: du lịch biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp cho đại gia và nếu bạn lựa chọn phân khúc kiểu khách hàng là kiều bào, người nước ngoài thì những sản phẩm này của bạn phải phù hợp với các đối tượng đó. Khi nói đến lựa chọn phân khúc khách hàng thì bạn cần đề đặt ra các cấn đề là:


+ Bạn sẽ tiếp cận với khách hàng bằng cách nào?

+ Văn hóa ứng xử với khách hàng ra sao?

+ Bạn đã hiểu gì về phân khúc khách hàng này chưa?

+ Bạn có thể hòa nhập được với khách hàng mà bạn lựa chọn hay không?

+ Phân khúc khách hàng có tiềm năng hay dễ tính?

+ Cơ hội phát triển thế nào?


3/ Chìa khóa 3: Địa bàn hoạt động


Điều tối kỵ của người hành nghề môi giới bất động sản là “chạy loạn” và không có địa bàn hoạt động và kinh doanh cụ thể. Để có được sản phẩm và nguồn khách hàng như mong muốn thì việc gắn bó với một địa bàn hoạt động sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh lâu dài. Vì vậy hãy lựa chọn cho mình một địa phương hoạt động ổn định và có cơ hội phát triển.


Địa bàn hoạt động là phải phù hợp với phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp



Khi nhắc đến địa bàn hoạt động của chuyên viên môi giới thì chính người môi giới đó phải hiểu được những đặc điểm như: văn hóa, dân trí, tín ngưỡng và mức sống của khu vực mà bạn phụ trách để có cách ứng xử phù hợp nhất. Ngoài các yếu tố đã nêu trên thì người hành nghề phải hiểu rõ:


+ Dân số khu vực đã được chi ra theo nhóm tuổi

+ Có bao nhiêu con đường lớn, nhỏ, hẽm…

+ Phần trăm giá nhà chênh lệch giữa các khu vực với nhau

+ Giá đất theo qui định và giá thị trường

+ Mức độ phát triển trong tương lai

+ Các qui hoạch sẽ gây ảnh hưởng…

+ Có bao nhiêu dự án mới ra đời hoặc đã được xây dựng xong?


4/ Chìa khóa 4: PR thương hiệu cá nhân


Mấu chốt để thành công của một chuyên viên môi giới BĐS nằm ở khâu PR thương hiệu cá nhân. Theo thống kê của trường đại học Harvard năm 2012 khi liệt kê những kênh quảng cáo để có thể bán sản phẩm BĐS như: tivi, radio, báo giấy, E-marketing, tờ rơi, thư ngõ, truyền miệng giới thiệu… Thật bất ngờ khi kênh truyền miệng giới thiệu thông qua khách hàng cũ để chiếm tỷ lệ cao nhất là 100/42 so với báo giấy 100/4 và tivi là 100/7 trên số lượng giao dịch thành công.


Hầu hết, các chuyên viên môi giới hiện nay tại các nước phát triển họ luôn chứng minh sự hiện diện của họ tại địa bàn mà họ phụ trách. Hình tượng một chút; nó giống như một cảnh sát khu vực nắm rất chắc địa bàn. Họ thường xuyên có những buổi gặp mặt để chia sẻ các thông tin, tin tức mới về thị trường BĐS. Công cụ thư ngỏ thường xuyên được gửi đi hàng tuần. Họ luôn tranh thủ đến từng nhà để thăm hỏi khi có điều kiện.



Họ sẽ gây ấn tượng bằng sự lễ phép, hòa nhã, lịch sự, chuyên nghiệp và kèm theo đó là những món quà nho nhỏ tượng trưng khi gặp mặt. Hình ảnh của họ ở khắp mọi nơi thông qua các bảng bán nhà, thư ngỏ, danh thiếp được in trên các miếng dán, lịch để bàn có kèm theo số điện thoại, tên công ty sẽ được phát miễn phí và được để ở những nơi dễ thấy nhất khi khách hàng có nhu cầu sử dụng như trên tủ lạnh, phòng ăn gia đình…


PR thương hiệu cá nhân là để lại trong mắt của khách hàng những ấn tượng tốt đẹp nhất. Một giao dịch thành công chỉ mới là bước khởi đầu cho một cánh cửa cơ hội được mở ra ngay sau đó. Hãy để cho những khách hàng giới thiệu bạn với bạn bè, người thân và quảng cáo không tốn phí cho mình.


Nghề môi bất động sản là nghề thật sự không khó để kiếm tiền nếu chúng ta biết đầu tư. Đầu tư kiến thức bằng theo cách học ở các trường đào tạo BĐS chuyên nghiệp để có một kiến thức bài bản, khoa học. Đầu tư thời gian bằng sự kiên trì và chịu khó học hỏi, cập nhật kiến thức thường xuyên. Đam mê và yêu nghề là một những yếu tố không thể thiếu của một chuyên viên môi giới bất động sản nếu muốn thành công.


Với 4 chìa khóa thành công cho chuyên viên môi giới bất động sản mà Tuấn 123 đã nói ở trên, chúng tôi tin rằng bạn có thể ứng dụng vào công việc hàng ngày của mình, biết được thêm làm môi giới nhà đất – cần những gì.


Nhờ đó vừa sắp xếp được thời gian làm việc, tăng hiệu suất công việc. Vừa tối ưu được lượng thông tin khách hàng thông qua quá trình chăm sóc khách hàng. Vừa tiết kiệm được thời gian quản trị thông tin khách hàng.


 
 
 

Comments


SIGN UP AND STAY UPDATED!

Thanks for submitting!

  • Grey Twitter Icon
  • Grey LinkedIn Icon
  • Grey Facebook Icon

© 2023 by Talking Business.  Proudly created with Wix.com

bottom of page